8 “nỗi khổ” chỉ người niềng răng mắc cài mới hiểu.

Bạn có người thân niềng răng hay chính bản thân bạn cũng đã trải qua giai đoạn này. Có cả tá nỗi khổ mà chỉ người niềng răng mới hiểu. Hãy cùng điểm qua những thông tin sau để thông cảm nếu người thân của bạn có lỡ khó tính nhé.

1. Thức ăn trở thành ước mơ:

Điều này không có nghĩa là bạn đang rơi vào nạn đói hay tình trạng khan hiếm đồ ăn, mà còn “đau khổ” hơn khi đồ ăn ngay trước mắt nhưng bạn không thể ăn được. Cả tá sắt mắc trên răng khiến việc nhai trở nên khó khăn, đã vậy gặp món mình thích nữa thì chẳng khác gì tra tấn tinh thần cả.

Các món ăn ngon là niềm mơ ước của hội những người niềng răng
Các món ăn ngon là niềm mơ ước của hội những người niềng răng

2. Đồ ăn dai là ác mộng:

Khi thức ăn là ước mơ thì thức ăn dai chính là ác mộng với người niềng răng. Đeo cài răng không chỉ vướng víu mà còn đau, chẳng may ăn phải cái gì dai một chút, nhai mãi chẳng đứt mà còn cảm giác như răng đang lung lay. Nếu đang ăn cùng mọi người không thể nhả ra được, bạn chỉ còn nước nhắm mắt nuốt chửng.

3. Thức ăn vướng khi niềng răng mắc cài:

Khi có cả tỷ thứ trong miệng bạn, đồng nghĩa với việc đồ ăn cũng có cả tỷ nơi để mắc vào. Lúc nào bạn cũng có cảm giác sợ sẽ có vài mẩu thức ăn thừa bám trên răng, và khi bạn mỉm cười thì sẽ chẳng duyên dáng chút nào.

dinh-mac-cai-rang
Thức ăn dễ bám vào mắc cài và khó vệ sinh

Chưa dừng lại ở đó, việc vệ sinh răng miêng cũng vô cùng khó khăn vì bàn chải không thể làm sạch được những kẽ mắc, bạn buộc phải tự quan sát và loại bỏ những mảng thức ăn thừa.

4. Siết dây là một kiểu tra tấm:

Hãy tưởng tượng có một sợi dây sắt đang kéo lấy răng của bạn thật chặt, và vài tuần bạn sẽ phải đi siết 1 lần để kéo răng về đúng vị trí thì sao? Đó không khác nào một kiểu tra tấn cả. Những ngày đầu về bạn sẽ chỉ có thể ăn cháo vì quá đau, và chu kì này lập lại vài tuần một lần.

5. Sự cọ sát của dây cung, mắc cài:

Khi đã được lắp, các đầu sắc dây cung và mắc cài liên tục cọ sát vào môi, má trong khiến bạn bị trầy xước hoặc gây ra nhiệt miệng. Và điều này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình niềng răng, bạn chỉ có thể làm quen với nó mà thôi.

6. Mất sự tự tin khi cười:

Tất nhiên sẽ chẳng ai trông xinh đẹp khi răng đang “đính” sắt cả. Bạn sẽ chẳng dám cười hết cỡ vì sợ lộ mắc cài, nhưng cười mỉm chi thì lại trông quá gượng ép, cộng thêm những lúc vui quá đà, lỡ cười lớn một chút thôi là đã thấy xấu hổ rồi.

chup-anh-khi-nieng-rang
Chụp ảnh sẽ là nỗi ám ảnh

Nếu như phải chụp ảnh thì đó sẽ là điều tồi tệ nhất trong ngày của bạn. Trông bạn sẽ không tươi tắn nếu không cười, nhưng nếu cười cũng chẳng tự nhiên chút nào cả.

7. Lo ngại khi hôn:

Cạnh sắc không chỉ làm bạn bị thương, mà điều đó hoàn toàn còn có thể xảy ra với người yêu của bạn khi hai người hôn nhau. Điều này khiến cả hai đều thấy lo ngại, khiến nụ hôn không còn nóng bỏng nữa.

nieng-rang-gay-kho-khan-khi-hon
Niềng răng gây khó khăn khi hôn.

8. Bạn bỗng nhiên bị ngọng:

Khi niềng răng, một số âm bạn không thể phát âm rõ ràng được, đặc biệt khi bạn sử dụng ngoại ngữ. Do bị hạn chế khi niềng răng mắc cài, khung miệng bạn gặp khó khăn khi phát âm khiến âm tiết không được tròn trịa. Những âm hơi như âm S, SH, CH,… có thể gây ra một luồng lũ quét nếu không cẩn thận.

Dù gặp rất nhiều khó khăn khi niềng răng, nhưng khi hoàn thành bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng. Hàm răng đều, không còn bị hô hay móm khiến bạn cảm thấy những khó khăn trải qua không còn là vấn đề. Việc lựa chọn một nha khoa uy tín cũng sẽ giúp bạn giảm bớt khó khăn trong quá trình niềng răng đấy!

Nha khoa thẩm mỹ Hoàng Ân chuyên niềng răng mắc cài được thiết kế mắc cài đẹp và nhỏ gọn hơn tăng tính thẩm mỹ cho khách hàng trong quá trình chỉnh nha bởi màu sắc cửa mắc cài sứ gần trùng với màu răng nên người đối diện khó nhận biết, đồng thời giúp người niềng răng cũng tự tin giao tiếp trong quá trình niềng.