Thay răng dường như là điều hiển nhiên diễn ra ở mọi người khi đến tuổi, tuy nhiên đây là giai đoạn quan trọng cũng như cha mẹ nên lưu ý để trẻ có hàm răng đều đẹp khi trưởng thành. Sau đây là những lời khuyên của nha sĩ và bác sĩ dành cho cha mẹ khi có con đến tuổi thay răng để có biện pháp cũng như kinh nghiệm để chăm sóc cho bé hàm răng tốt nhất.
Thời gian thay răng của trẻ diễn ra khi nào?
Thông thường, thời gian thay răng diễn ra ở độ tuổi 6 đến 12, tuy nhiên ở một vài trẻ, quá trình này có thể diễn ra sớm hơn hoặc muộn hơn, bắt đầu khoảng từ 4 đến 8 tuổi, đó là điều hoàn toàn bình thường.
1.Chú ý đến thứ tự mọc của răng sữa và răng trưởng thành:
Theo tiến trình mọc răng tự nhiên, răng sữa sẽ rụng và chiếc răng trưởng thành sẽ mọc thay vào đó. Chiếc răng sữa rụng đầu tiên sẽ là chiếc răng sữa mọc đầu tiên, vì vậy cha mẹ hoàn toàn có thể đoán được thứ tự rụng cũng như mọc răng của trẻ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào những chiếc răng cũng có được sự trật tự đó. Đôi khi sẽ có hiện tượng răng vĩnh viễn mọc trước khi răng sữa rụng, dẫn đến việc răng trẻ em bị lệch. Hoặc sẽ có trường hợp khoảng cách mọc giữa 2 răng quá lớn, dẫn đến mất thẩm mỹ. Lúc này, cha mẹ cần đưa bé tới nha sĩ để nhổ bỏ răng sữa, hoặc nếu răng đã mọc bị lệch cần tiến hành chỉnh răng trẻ em bằng các phương pháp niềng, ngậm hàm trainer,…
2. Để tâm đến những chiếc răng hàm đầu tiên:
Răng hàm sẽ là những chiếc răng mọc cuối cũng để hoàn thiện hàm nha của bé. Do tập trung hết lượng canxi cho những chiếc răng cửa, lúc này cơ thể bé sẽ thiếu hụt canxi để hình thành những chiếc răng hàm cứng cáp. Phụ huynh cần lưu ý bổ sung canxi cho bé, cung như chăm sóc răng hàm thật tốt vì đây là giai đoạn rất dễ gây sâu răng. Nếu phát hiện có lỗ sâu, cần nhanh chóng đưa các bé tới nha khoa để được chữa trị kịp thời.
3. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ:
Có lẽ đây là lưu ý ở tất cả vấn đề về răng miệng. Muốn có môt hàm răng đẹp, bắt buộc phải sạch sẽ và khoẻ mạnh. Vì ở độ tuổi các bé vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của răng miệng, nên cha mẹ cần giám sát và nhắc nhở thường xuyên. Nếu có thời gian, cha mẹ cũng nên dạy các bé kiến thức về răng miệng, từ đó tự giác đánh răng mỗi ngày.
4. Ngăn chặn các thói quen xấu:
Trẻ nhỏ luôn có những thói quen xấu như mút tay, đá lưỡi, nghiến răng,… Những điều này vô tình làm những chiếc răng mới mọc chưa cứng cáp bị xô lêch, vỡ mẻ, biến dạng. Đặc biệt những trẻ có thói quen nghiến răng sẽ làm răng lung lay, lâu ngày có thể rụng răng, mất răng. Nên đưa các bé đến nha khoa khám định kì để phát hiện các đấu hiệu bất thường trong quá trình mọc răng.
5. Tập cho trẻ ăn thức ăn có độ cứng, dai vừa phải
Trong độ tuổi răng sữa, bé thường được cha mẹ băm nhỏ thứ ăn để dễ dàng nhai nuốt. Tuy nhiên, khi răng vĩnh viễn đã mọc để cải thiện chức năng nhai của hàm dưới, lúc này trẻ được khuyên nên ăn thức ăn có độ dai để luyện tập cho hàm. đồng thời cũng thúc đẩy quá trình phát triển của nướu răng, xương hàm và xương mặt. Đồng thời, cha mẹ cũng cần cho bé ăn đủ dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển của trẻ.
Trong giai đoạn quan trọng này, cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt vì rất dễ gây sâu răng. Không nên để trẻ chạm vào phần nướu răng vừa gãy cũng như tránh va chạm hay tác động nhiều.
Bằng những chia sẻ hữu ích trên, nha khoa Hoàng Ân mong rằng các bé sẽ có được hàm răng như ý. Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cũng quan trọng không kém việc chăm sóc cơ thể. Phụ huynh hãy tập cho trẻ tính tự lập từ nhỏ để bé có ý thức chăm sóc bản thân mình nhiều hơn.