Cách chăm sóc răng miệng cho bé theo từng độ tuổi.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ

Làm cha mẹ là điều không hề dễ dàng khi phải chăm sóc bé từ miếng ăn tới giấc ngủ, từ khi còn trong bụng tới khi trưởng thành. Việc chăm sóc răng miệng cho các bé cũng là việc không hề dễ dàng vì theo từng độ tuổi lại có những cách vệ sinh răng miệng khác nhau. Hãy cùng Nha khoa Thẩm mỹ Hoàng Ân tham khảo cách chăm sóc răng miệng cho bé trong độ tuổi từ 0-10 nhé.

Tại sao trẻ em bị các bệnh về răng miệng?

1.Thức ăn có chứa lượng đường cao:

Trẻ em có xu hướng ưu thích bánh kẹo hoặc thức ăn có vị ngọt, chính điều này gây ra việc dư thừa lượng đường trong miệng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Đường dư và vi khuẩn kết hợp với nhau tại thành các mảng bám trên răng, nếu chải răng không kĩ, các vi khuẩn này sẽ tiết ra axit phá huỷ men răng, gây các bệnh vê răng miệng như viêm nướu, chảy máu chân răng,…

Bánh kẹo là nguyên nhân gây các bệnh răng miệng
Đồ ngọt chính là nguyên nhân gây ra các bệnh răng miệng.

2.Cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề chăm sóc răng miệng của trẻ:

Khi trẻ còn trong độ tuổi răng sữa, cha mẹ vẫn còn chủ quan về việc đánh răng hằng ngày cho trẻ vì suy nghĩ bé sẽ thay răng vĩnh viễn, răng sữa thực sự không cần thiết. Nhưng suy nghĩ này là sai lầm vì đó là một trong những nguyên nhân tại sao răng trẻ em bị lệch.

Các bệnh về răng miệng thường gặp:

1.Sâu răng

Sâu răng là hiện tượng bệnh lí tiêu biến các chất hữu cơ và vô cơ ở men răng gây hao mòn răng, hình thành các lỗ sâu. Nếu nặng có thể ăn mòn tới tuỷ răng gây đau nhức, hôi miệng, không chữa trị kịp có thể lây qua các răng xung quanh. Nguyên nhân là dư lượng đường và thức ăn thừa bám trong răng.

Sâu răng có thể lây qua các răng xung
Sâu răng có thể lây qua các răng xung.

2.Viêm lợi:

Nướu có cảm giác ngứa, sưng đỏ và khó chịu khi chạm vào. Lợi bị viêm rất dễ chảy máu. Khi bé mọc răng cũng rất dễ bị viêm lợi vì nướu tách ra tạo khe hở cho răng trồi lên. Trẻ có hiện tượng ngậm tay hoặc cho vật lạ vào miệng cắn, hay mệt mỏi và có thể sốt.

3.Bệnh viêm quanh răng:

Khi bệnh viêm lợi không được chữa trị, phần nướu quanh răng bị trùng xuống, tách ra khỏi chân răng tạo thành các khoảng hở. Khi ăn, thức ăn dễ dàng bị nhét vào các túi lợi hở, rất khó vệ sinh và gây chảy máu. Không chỉ vậy, bệnh làm nướu yếu dần, dây chằng quanh răng tiêu biến khiến răng lung lay và cuối cùng là rụng răng.

Cách chăm sóc răng miệng cho bé theo độ tuổi:

1.Giai đoạn từ 0-8 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bé chưa mọc răng sữa, việc chăm sóc răng miệng rất đơn giản. Phụ huynh chỉ cần dùng nước ấm và khăn mềm để lau nướu hằng ngày cho trẻ.

2.Giai đoạn 1-3 tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ mọc răng sữa và bắt đầu ăn dặm. Cha mẹ nên chủ động đánh răng cho trẻ hoặc khi mới mọc những răng cửa, nên dùng băng gạt để vệ sinh hằng ngày. Nên tránh để răng sữa của bé bị mòn do ngậm dị vât, mút tay vì sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này.

Trẻ mọc răng sữa
Trẻ mọc răng sữa

3.Giai đoạn 3-6 tuổi

Trẻ đã bắt đầu mọc răng hàm và chuẩn bị thay răng vĩnh viễn. Lúc này bé đã có thể tự chải răng, cha mẹ nên giám sát việc đánh răng hằng ngày của trẻ. Đồng thời, nên dạy trẻ đánh răng đúng cách để tránh tổn thương nướu.

Giai đoạn trẻ thay răng vĩnh viễn
Giai đoạn trẻ thay răng vĩnh viễn

4.Giai đoạn 6-10 tuổi.

Đây là thời gian quan trọng nhất vì bé đã thay răng vĩnh viễn. Cha mẹ vẫn nên tiếp tục việc vệ sinh răng miệng hằng ngày của trẻ. Bên cạnh việc chăm sóc răng hằng ngày, phụ huynh không nên để bé có thói quen xấu như nghiến răng, ngâm dị vật hay ăn quá nhiều đồ ngọt. Đồng thời, nên cho bé đi khám nha khoa định kì để phát hiện các răng chớm sâu hoặc các bệnh lí về răng kịp thời, tránh các biến chứng.

Nha khoa Thẩm Mỹ Hoàng Ân là phòng nha với các dịch vụ y tế phù hợp cho trẻ em và người trưởng thành, quý vị có thể hoàn toàn yên tâm khi thăm khám tại đây.

NHA KHOA THẨM MỸ HOÀNG ÂN