Răng khôn là răng số 8, nằm phía trong cùng góc hàm và là những chiếc răng mọc cuối cùng khi bước vào độ tuổi trưởng thành (thường từ 17 đến 25 tuổi). Thế nhưng chiếc răng khôn lại không hề “khôn” như tên gọi vì chúng thường xuyên mọc lệch, gây đau nhức mỗi khi trồi lên. Ngày nay, răng khôn không mang lại tác dụng nhai thức ăn, hơn nữa có thể gây xô lệch mất thẩm mỹ.
Tại sao răng khôn mọc lệch?
Đa số, kích thước hàm của chúng ta đủ chỗ cho 28 răng. Hàm trên 14 chiếc và hàm dưới 14 chiếc. Tuy nhiên, ở 4 góc hàm tồn tại 4 chiếc răng khôn và bắt đầu mọc khi trưởng thành. Chính vì mọc sau cùng, chúng thường không đủ chỗ mọc và phải tìm cách để trồi lên trên. Do đó, răng khôn mọc lệch, xô đẩy lẫn nhau, mọc chen chúc các răng khác, dẫn đến đau đớn và khó chịu
Các kiểu răng khôn mọc lệch
Có rất nhiều kiểu và mức độ mọc lệch, mỗi trường hợp có mức độ nguy hiểm khác nhau và cách xử lí cũng khác nhau. Nhìn chung có các kiểu cơ bản dễ gặp sau:
- Răng khôn mọc lệch gần: loại này rất hay gặp, răng có xu hướng mọc nghiêng về phía trước.
- Răng mọc kẹt dưới xương hàm: răng bị bọc bởi xương hàm và không trồi lên được.
- Loại mọc ngang 90 độ: răng nằm ngang và mọc ngầm bên dưới xương hàm.
- Mọc ngược về phía sau (hay còn gọi là lệch xa).
Nếu ở độ tuổi 25 trở lên mà bạn khôn thấy răng khôn chỉ thấy nhú lên một chút, khả năng rất cao răng bạn bị mọc lệch.
Hệ quả răng khôn mọc lệch
Hệ quả dễ thấy nhất đó là cảm giác đau buốt khi răng khôn cố gắng chen chúc để trồi lên. Ban đầu phần nướu sẽ sưng, đỏ và đau; trường hợp nặng hơn sẽ gây viêm nướu. một số trường hợp răng không mọc lên hẳn, lợi trùm không tiêu biến hết làm thành một màng phủ lên bề mặt răng. Lúc này khi ăn, thức ăn rất dễ bị nhét vào khó vệ sinh, khả năng sâu răng là rất lớn.
Một vấn đề dễ gặp nữa là khi răng không mọc lên hẳn, đẩy phần nướu lên cao hợn mức bình thường. Khi nhai thức ăn, răng hàm trên vô tình chạm phải phần nướu gây đau đớn, sưng tấy.
Đối với trường hợp mọc chếch quá nhiều, răng có khuynh hướng đẩy các răng phía trước để tạo khoảng trống, nếu không can thiệp kịp thời sẽ làm toàn bộ hàm răng bị lệch, mất thẩm mỹ và phải sử dụng phương pháp niềng răng để sắp xếp lại.
Răng khôn mọc lệch còn có khả năng gây u nang xương hàm. Đây là bệnh lí xuất hiện các khối u phần xương hàm, trường hợp này phải phẫu thuật cắt bỏ.
Răng khôn mọc lệch nên làm gì?
Khi cảm thấy đau hay nhận biết có dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế hoặc phòng khám nha khoa để được khám chữa. Trong trường hợp răng không có dấu hiệu mọc lệch, bạn có thể về và giữ gìn vệ sinh răng miệng. Lúc này phần nướu sẽ mềm và dễ bị tổn thương, nên tránh các tác động mạnh hay nhai thức ăn quá cứng.
Còn khi được chuẩn đoán răng mọc lệch, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ cách chữa trị. Thông thường bác sĩ sẽ cho nhổ bỏ để tránh hậu quả hay liên luỵ tới các răng khác:
- Cần nhổ răng khôn khi có dấu hiệu nhiễm trùng, đau nhức lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Tạo các khe rắt thức ăn với răng bên canh, lâu ngày có thể gây ra sâu răng và việc vệ sinh răng miệng cực kì khó khăn.
- Răng khôn bị sâu hay có bệnh nha chu…
Bạn có thể thao khảm bảng giá các trường hợp xử lí răng khôn tại Nha khoa Thẩm mỹ Hoàng Ân. Hãy thăm khám định kì để phát hiện kịp thời các bệnh lí về răng, tránh hậu quả sau này.
Nha khoa Thẩm Mỹ Hoàng Ân luôn sẵn sàng đón chờ mọi yêu cầu của khách hàng.