Nhổ răng tại nhà, nên hay không?

Nho-rang-tre-em

Từ thời ông bà ta luôn có khái niệm tự nhổ răng tại nhà vì thời xưa y học chưa phát triển, cộng thêm không có nhiều phòng nha như hiện nay. Chính vì vậy mà ngày nay, nhiều phụ huynh lựa chọn phương án tự nhổ răng tại nhà cho bé. Vậy có nên tự nhổ răng tại nhà hay không? Những trường hợp nào không nên tự nhổ ở nhà? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây:

Khi nào trẻ nên nhổ răng?

Nhổ răng trẻ em tại nhà
Nhổ răng trẻ em tại nhà

Giai đoạn răng sữa là giai đoạn răng trẻ dễ gặp phải nhiều vấn đề nhất. Trong giai đoạn này không nên để mất răng sữa vì sẽ ảnh hưởng đến vị trí mọc răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bắt buộc phải nhổ để không gây ảnh hưởng đến các răng còn lại như:

  • Răng bị sâu, thường xuyên đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt và ăn uống hằng ngày.
  • Răng sữa lung lay nhưng không rụng, khiến không có chỗ cho răng vĩnh viễn mọc.
  • Trường hợp bị viêm tủy quá nặng, không còn giữ lại được.
  • Trường hợp bị viêm, nhiễm trùng chóp răng.

Nên nhổ răng tại nhà hay không?

Tuỳ vào trường hợp hay mức độ phức tạp khác nhau mà phụ huynh có thể tự nhổ hay nên đưa con tới nha sĩ. Trong quá trình thay răng sữa, nếu răng lung lay để chuẩn bị cho răng vĩnh viễn thay thế, cha mẹ có thể hoàn toàn tự nhổ ở nhà. Tuy nhiên cần lưu ý xem răng mọc lên có đúng vị trí hay bị lệch hay không, nếu thấy dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ tới phòng khám để được điều trị ngay.

nen-nho-rang-tai-nha-hay-phong-nha
Tuỳ trường hợp mà cha mẹ lựa chọn phương pháp nhổ răng phù hợp cho bé

Còn tường hợp trẻ chưa đến tuổi thay răng, nhưng răng thuộc các trường hợp kể trên thì bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám để được nhỏ bỏ. Đặc biệt đối với răng hàm, không nên tự nhổ ở nhà.

Một số trường hợp các bé mắc bệnh về tim mạch, gan, thận, thấp khớp hay truyền nhiễm,… cũng cần được sự tham khám của nha sĩ.

Những lưu ý khi nhổ răng cho trẻ.

Răng sữa không chỉ giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn mà còn giữ vai trò “xí” chỗ cho những răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ, tránh răng trẻ bị lệch lạc sau này. Vì vây để đảm bảo độ an toàn cũng như chắc chắn loại bỏ nhanh chóng, tránh trường hợp đau nhức lâu ngày, cha mẹ nên lựa chọn phòng khám uy tín, vệ sinh và có đội ngũ nha sĩ được đào tạo bài bản.

Sau khi nhổ răng, một vài lưu ý phụ huynh cần để tâm giúp bé có hàm răng khoẻ mạnh trong tương lai cũng như tránh các tai biến để lại:

  • Cho bé uống thuốc chống viêm, giảm đau theo toa thuốc của bác sĩ nha khoa
  • Không cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều chất đường hoặc quá lạnh, quá nóng hay thức ăn cứng…
  • Cho bé ăn uống các thực phẩm mềm và lỏng như cháo, soup, sữa…
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách. Đánh răng 2 lần/ngày bằng loại bàn chải lông mềm dành riêng cho trẻ em.
  • Đưa trẻ đi tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ và thường xuyên đưa trẻ đi khám răng định kỳ.

Quá trình khám và nhổ răng tại nha khoa Hoàng Ân:

  • Bước 1: Nha sĩ khám và tư vấn miễn phí
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ răng miệng trước khi nhổ
  • Bước 3: Gây tê trước khi nhổ răng để đảm bảo không gây đau đớn.
  • Bước 4: Bác sĩ kê thuốc chống viêm, giảm đau.
Khám và nhổ răng tại nha khoa Hoàng Ân
Khám và nhổ răng tại nha khoa Hoàng Ân

Nha khoa Hoàng Ân chuyên các vấn đề về răng cho trẻ em, đặc biệt chuyên chỉnh răng trẻ em bị lệch lạc bằng phương pháp niềng tháo lắp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, cùng với sự chân thành của mình, hơn 95% khách hàng đã sử dụng dịch vụ và hài lòng.

NHA KHOA THẨM MỸ HOÀNG ÂN